Lượt xem: 1220
Ngạn ngữ Việt Nam có câu: “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”.
Khổng Tử xưa cũng nói: “Biết điều gì thì nhận là biết, không biết thì nhận là không biết, như vậy là biết.”
Lão Tử nói: “Người biết thì không nói, người nói thì không biết” (Tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri).
Và Socrates: “Tất cả những gì tôi biết được là tôi không biết gì hết”.
Những lời hay ý đẹp ấy nói lên điều gì? Đó là thái độ khiêm tốn của một con người hiểu biết.
Lời Chúa ngày hôm nay Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa nhưng Người đã khiêm nhường để người ta gọi là con Vua Đavít.
Lời Chúa: Mc 12,35-37
35 Khi ấy, Chúa Giêsu cất tiếng giảng dạy trong đền thờ rằng: "Sao các luật sĩ lại nói Đấng Cứu Thế là con vua Đavít? 36 Vì chính Đavít được Chúa Thánh Thần soi sáng đã nói: Thiên Chúa đã phán cùng Chúa tôi rằng: 'Con hãy ngồi bên hữu Cha, cho đến khi Cha đặt các kẻ thù con làm bệ dưới chân con'. 37 Chính Đavít gọi Người là Chúa, thì sao Người lại có thể là Con Đavít được?" Và đám dân chúng thích thú nghe Người nói.
Trong thế giới chúng ta sống hiện nay, sự khiêm tốn dường như đã trở nên ngày càng khan hiếm. Những cạnh tranh trong cuộc đời khiến người này tìm cách nâng cao mình, phô trương mình, hầu gây ấn tượng đối với người khác. Theo thói quen, người ta tự hào với cái “tôi” của mình, thấy đố kỵ khi người khác nổi bật hơn.
Sự khiêm tốn bị hiểu là yếu kém, nhút nhát, thiếu tự tin – nhưng thực ra, khiêm tốn chính là một sức mạnh phát xuất từ một người có trí tuệ “biết người, biết ta”.
Tự làm cho mình chìm xuống là một cách “thêm bạn bớt thù”, không làm ganh tỵ mà còn gây thiện cảm, nhờ đó trở thành một yếu tố đắc nhân tâm dễ đem lại thành công.
Phản hồi
Người gửi / điện thoại